Meta: Thiếc phế liệu sau khi tái chế có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hằng ngày cũng như trong sản xuất. Đặc tính của thiếc không độc hại, chống ăn mòn tốt.
Thiếc phế liệu sau khi được tái chế sẽ được tái sử dụng vừa giúp giảm thiểu nguồn rác thải kim loại vừa giúp tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. Quy trình tái chế phế liệu thiếc gồm nhiều bước khác nhau. Cụ thể quy trình có trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính trong bài
Thiếc phế liệu là gì? Có những loại phế liệu thiếc nào?
Phế liệu thiếc là kim loại có màu trắng bạc, dễ dát mỏng và uốn tạo hình, kết tinh cao…Kim loại này khó bị oxy hóa, ở môi trường tự nhiên thiếc có khả năng chống ăn mòn và không gây độc hại. Một số ứng dụng phổ biến của thiếc trong đời sống kể đến như:
- Làm vỏ hộp đựng thực phẩm, chai nước giải khát
- Tráng hoặc mạ lên các vật dễ bị oxy hóa như thép để chống bị ăn mòn
- Làm các đồ dùng trang trí nội thất, đồ gia dụng
- Kết hợp cùng các kim loại khác làm thành hợp kim
Thiếc và thiếc phế liệu có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Thiếc cũng là nguyên liệu nguồn quan trọng tham gia vào nhiều công đoạn tái chế phế liệu ở các nhà máy hiện nay.
Có những loại phế liệu thiếc nào?
Hiện nay trên thị trường, thiếc phế liệu được chia làm 2 loại khác nhau. Việc phân chia này sẽ thuận lợi cho quá trình thu mua, định giá và tái chế. Hai loại bao gồm:
- Dạng nguyên khối. Loại này chưa trải qua bất kỳ giai đoạn gia công thành phẩm nào. Ưu điểm dễ dàng nung chảy khi tái chế. Giá thu mua cao.
- Dạng phế liệu thiếc đã qua gia công. Loại này đã trải qua các quy trình như uốn, đúc thành các thành phẩm, vật dụng. Giá thu mua loại này thấp hơn loại nguyên khối.
Dù tồn tại dưới dạng nào chúng đều được tái chế và đưa vào tái sử dụng. Mang liệu hiệu quả kinh tế tương đối lớn.
Quy trình tái chế thiếc phế liệu
Thiếc có ứng dụng cao nên chi phí nhập khẩu thiếc rất tốn kém. Do vậy các nhà máy tái chế thiếc ra đời vừa giải quyết được nhu cầu sử dụng thiếc mà không gây lãng phí.Quy trình tái chế phế liệu thiếc gồm 6 bước:
- Bước 1: Phân loại. Thiếc phế liệu sau khi thu mua sẽ được phân loại thành 2 nhóm dựa theo chất lượng là thiếc mới và thiếc lẫn tạp chất.
- Bước 2: Đem thiếc đã được phân loại đi nghiền nhỏ.
- Bước 3: Tách kim loại. Phế liệu thiếc thường lẫn các kim loại khác trong quá trình gia công trước đó. Bước này giúp tách lấy thiếc nguyên chất không lẫn tạp chất, kim loại khác.
- Bước 4: Nung chảy. Sau khi được tách kim loại thiếc sẽ được đưa vào nhà máy để nung chảy thành thể lòng.
- Bước 5: Tinh luyện thiếc. Sử dụng phương pháp điện phân để tinh luyện thiếc đã nung chảy. Quá trình này đảm bảo loại bỏ hết các tạp chất để thu được thành phẩm thiếc tốt nhất.
- Bước 6: Tái sử dụng. Thiếc phế liệu sau tái chế thành nguyên liệu thô sẽ ở dạng tấm, thanh hoặc khối. Lúc này nó sẽ được phân phối đến các nhà máy hoặc đưa ra thị trường để tạo ra sản phẩm mới có giá trị sử dụng.
Toàn bộ quy trình tái chế thiếc phế liệu sẽ được thực hiện khép kín để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Và thành phẩm cuối cùng thu được cũng đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Kết luận
Áp dụng công nghệ kỹ thuật tái chế vào tái chế kim loại nói chung và thiếc phế liệu nói riêng mang lại nhiều lợi ích to lớn. Vừa giúp giảm tải lượng phế liệu kim loại ngoài môi trường, vừa giúp tiết kiệm được ngân sách nhà nước.